Giới thiệu về Công đoàn

Công đoàn khoa Lý luận chính trị là Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Trường Đại học Kinh tế TP. HCM hiện tại với 18 công đoàn viên sinh hoạt.

Đại hội Công đoàn Khoa Lý luận chính trị nhiềm kỳ 2023 - 2025


- BCH Công đoàn Khoa đương nhiệm gồm 3 đồng chí:

1- Hoàng Xuân Sơn - Chủ tịch

2- Phạm Thị Kiên - Ủy viên

3- Lê Bích Liễu - Ủy viên

- BCH Công đoàn Khoa nhiệm kỳ 2020-2023 gồm 3 đồng chí:

1- Phạm Thị Lý - Chủ tịch

2- Tô Thị Hoàng Yến - Tổ trưởng Tổ nữ công

3- Bùi Thị Huyền - Ủy viên

Với vai trò đại diện cho người lao động, Công đoàn Khoa đã tham gia xây dựng, tổ chức và giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ, đoàn viên Công đoàn; Chủ động phối hợp với Chi ủy, Ban chủ nhiệm Khoa tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm. Công đoàn lắng nghe những đóng góp tích cực, những tâm tư, nguyện vọng hợp pháp của đoàn viên công đoàn và đại diện tổng hợp ý kiến để truyền đạt lên Ban chủ nhiệm Khoa xem xét giải quyết kịp thời. BCH Công đoàn Khoa tổ chức thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ đối với gia đình GV-CBVC của Khoa; chúc mừng và tặng quà sinh nhật các đoàn viên công đoàn; tham gia tổ chức ngày hội gia đình Khoa LLCT,…  Những hoạt động này đã góp phần củng cố sự đoàn kết, gắn bó giữa các đoàn viên Công đoàn Khoa. Bên cạnh đó, Công đoàn Khoa cũng tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động phong trào, các cuộc vận động của Công đoàn UEH tổ chức.

Công đoàn đã thực hiện việc phân cấp, phân nhiệm hoạt động công đoàn đối các đồng chí trong BCH Công đoàn, phát huy được vị thế trong việc phối hợp với lãnh đạo đơn vị, thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ hoạt động công đoàn và tham gia quản lý chuyên môn tại đơn vị.

Công đoàn Khoa LLCT trong nhiều năm qua được công nhận là Đơn vị Công đoàn vững mạnh xuất sắc.

 

Trích ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM:

Điều 2. Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên
1. Quyền của đoàn viên
a. Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
b. Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
c. Được thông tin, thảo luận, đề xuất, biểu quyết, công việc của tổ chức công đoàn; được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được giới thiệu để Đảng xem xét, kết nạp.
d. Được tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đoàn viên, người lao động và hoạt động công đoàn; được đề xuất với tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
đ. Được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn; được công đoàn đại diện tham gia tố tụng trong các vụ án lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.
e. Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn; được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch do công đoàn tổ chức; được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ tìm việc làm, học nghề;
g. Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng các ưu đãi của tổ chức công đoàn.
h. Đoàn viên bị mất việc làm tạm thời, được tạm dừng sinh hoạt và đóng đoàn phí; đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được xem xét miễn giảm đoàn phí công đoàn theo quy định.
i. Được ban chấp hành công đoàn nơi đoàn viên tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động sau khi đã nghỉ hưu xem xét tiếp tục là đoàn viên công đoàn nếu có nguyện vọng.
2. Nhiệm vụ của đoàn viên
a. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.
c. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân, tác phong làm việc công nghiệp.
d. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
đ. Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn, hệ thống chính trị vững mạnh.
 
 
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công đoàn
1. Nhiệm vụ
a. Liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết.
b. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
c. Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên, người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
d. Đại diện người lao động đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
đ. Phát triển, quản lý đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; thu hút, tập hợp thành viên và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam.
e. Đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.
g. Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.
2. Quyền hạn
a. Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.
b. Được thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Tổng Liên đoàn.
c. Được bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
d. Được tổ chức công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
đ. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, công tác công đoàn.
e. Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.