Quá trình hình thành và mục tiêu phát triển
Ngược dòng thời gian, vào năm 1996, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khoa học của đất nước đã dẫn đến việc thành lập Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh và sự hợp nhất của một số trường; trong đó Đại học kinh tế cùng với Đại học Tài chính - Kế toán và khoa Kinh tế trường Đại học Tổng hợp sát nhập thành Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; nhiều bộ môn và khoa trong trường cũng được hợp nhất bắt đầu từ đó. Trong những năm sau này, việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin trong trường do hai đơn vị đảm nhận; đó là Ban Triết -Xã hội học và khoa Kinh tế chính trị. Năm 2007, Ban Triết - Xã hội học đổi tên thành Khoa Triết học. Khoa Lý luận chính trị được thành lập vào tháng 7 năm 2008, trên cơ sở sáp nhập 2 khoa: Khoa Kinh tế chính trị (cũ) với Khoa Triết học (cũ).
- Phó Viện trưởng: TS. Nguyễn Văn Sáng
2.1- Mục tiêu tổng quát
Viện Khoa học chính trị - xã hội UEH là đơn vị đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu, bồi dưỡng và tư vấn có chất lượng cao trong lĩnh vực lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn; đảm nhận vai trò phát triển công tác tư tưởng, lý luận chính trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học chính trị - xã hội của UEH; đồng thời, tạo vị thế trong hợp tác quốc tế lĩnh vực lý luận chính trị và khoa học xã hội trên cơ sở bảo đảm chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.2- Mục tiêu cụ thể:
Về đào tạo và giảng dạy:
- Đào tạo ngành Kinh tế chính trị ở cả ba trình độ: Đại học, Cao học, Tiến sĩ.
- Mở đào tạo các ngành mới thuộc lĩnh vực khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn: Triết học (Triết học ứng dụng), Công tác xã hội, Chính trị học.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị và một số môn học khác cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tại UEH.
Về nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và xây dựng đội ngũ:
- Nghiên cứu khoa học: Phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực công tác tư tưởng, khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn; Đẩy mạnh nghiên cứu chuyên ngành, đồng thời chú trọng nghiên cứu liên ngành và nghiên cứu cơ bản; Gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo, giảng dạy, nhằm tạo ra những sản phẩm khoa học có giá trị thiết thực cho UEH nói riêng và cho xã hội nói chung.
- Hợp tác quốc tế: Hoạt động hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu cụ thể là phục vụ cho công tác đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn; Nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp trong hoạt động hợp tác quốc tế; Đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế: đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hội thảo, tọa đàm, trao đổi các chuyên gia, giảng viên, học viên,… lĩnh vực lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn.
- Xây dựng đội ngũ: Phát triển đội ngũ giảng viên, viên chức của Viện Khoa học chính trị - xã hội UEH cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với quy mô, cơ cấu của Viện. Đặc biệt chú ý tăng cường phát triển giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ; Xây dựng và phát triển cân đối, đồng bộ đội ngũ giảng viên giữa các ngành đào tạo của Viện. Từng bước bổ sung nhân sự phù hợp với yêu cầu mở ngành, có khả năng hợp tác quốc tế, nghiên cứu và giảng dạy tốt các môn lý luận chính trị, thay thế cho đội ngũ giảng viên hết tuổi công tác, đồng thời bảo đảm tính khả thi trong thực hiện nhiệm vụ mở ngành mới và khối lượng giảng dạy cho toàn UEH; Từng bước trẻ hóa đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, chú ý tới đội ngũ kế cận nhằm bảo đảm sự phát triển liên tục, bền vững của Viện.
3- Thành tích tiêu biểu:
